Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về các luật trong bóng đá để giúp các cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và cổ động viên đều cần nắm rõ các quy định này.

Khi nào áp dụng các luật trong bóng đá?

Trong tất cả các hình thức thi đấu, luật bóng đá 11 người đều được áp dụng cụ thể. Quy định của luật bóng đá là chuẩn mực buộc các trận đấu ở mọi quốc gia đều phải tuân theo. Trong luật bóng đá quốc gia, có 17 quy tắc khác nhau. Những nội dung về sân thi đấu, thời gian thi đấu, trọng tài, số lượng cầu thủ, hiệp đấu, các khoản phạt,…cần đảm bảo đầy đủ trong những trận đấu lớn mang tầm quốc tế.

Tuy nhiên, nội dung trong luật bóng đá quốc tế sẽ được thay đổi sao cho phù hợp đối với các trận đấu thuộc phạm vi quốc gia nhưng không được phép là trái quy định hoặc thay thế luật gốc. Tùy theo tình hình thực tế của trận đấu, BTC sẽ đưa ra quyết định về sự thay đổi.

Các vị trí cầu thủ trong trận đấu

Khi tìm hiểu bóng đá, tất nhiên, bạn cần phải hiểu về các vị trí trong bóng đá. Thông thường, một đội hình ra sân thi đấu sẽ có 4 vị trí chính không thể thiếu đó là: thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo.

– Thủ môn: là người trấn giữ khung thành, cản phá các cú sút của đối thủ để đảm bảo lưới không bị rung lần nào. Vị trí này yêu cầu phải có một ngoại hình tốt, có khả năng phán đoán ý đồ của đối phương và bắt bóng chính xác.

– Hậu vệ: là những người gần khung thành nhất và chịu trách nhiệm hỗ trợ các thủ môn. Cầu thủ này sẽ tìm ra cách để ngăn chặn đối thủ tấn công và ghi bàn trong khu vực khung thành của đội chủ nhà. Vị trí này yêu cầu phải có khả năng đọc vị ý đồ tấn công của đối phương, có sức đè và cản phá bóng hiệu quả.

– Trung tuyến: Là vị trí kết nối giữa hậu về và tiền đạo. Cầu thủ thi đấu ở vị trí cần xử lý bóng khôn khéo và điều tiết trận đấu tốt, có thể lên công về thủ nhịp nhàng, hiệu quả.

– Tiền đạo: Đây là vị trí thi đấu cao nhất trong đội hình. Cầu thủ ở vị trí này có nhiệm vụ tấn công và cố gắng ghi nhiều bàn thắng nhất có thể vào lưới đối phương. Yêu cầu kỹ thuật của cầu thủ tiền đạo phải nhanh nhạy, đi bóng tốc độ, lắt léo và quan trọng là khả năng săn bàn đỉnh cao.

Các luật trong bóng đá cơ bản nhất theo quy định của FIFA

Các luật trong bóng đá cơ bản

Thời gian trận đấu

Một trận đấu bóng đá chính thức sẽ có 90 phút thi đấu, thời gian này được chia đều thành 2 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 45 phút và nghỉ giữa 2 hiệp là 15 phút. Tùy thuộc vào các tình huống trên sân, mỗi hiệp có một thời gian thi đấu bù giờ khác nhau.

Nếu trận đấu loại trực tiếp hoặc bắt buộc phải có phân định thắng thua thì sau 90 phút cả hai đội hòa nhau sẽ thi đấu tiếp hiệp phụ. 2 hiệp phụ có tổng thời gian là 30 phút. Mỗi hiệp 15 phút và không có nghỉ giữa 2 hiệp phụ.

Nếu hai đội vẫn tiếp tục hòa nhau sau khi đấu hiệp phụ thì sẽ bước tiếp vào vòng đá luân lưu.

Giao bóng 

Trước khi bắt đầu mỗi hiệp đấu, các cầu thủ phải đứng về phía phần sân của đội mình. Cầu thủ giao bóng sẽ đứng trong vòng tròn giữa sân. Khi nghe hiệu lệnh còi của trọng tài thì bắt đầu chuyền bóng.

Giao bóng được diễn ra khi bắt đầu trận đấu, bắt đầu hiệp 2, bắt đầu hiệp phụ, sau khi có 1 bàn thắng được ghi của bất kỳ đội nào.

Phát bóng

Theo luật bóng đá, cầu thủ đối phương chạm vào bóng cuối cùng và bóng lăn qua đường biên ngang thì pha bóng này sẽ kết thúc. Đội phòng ngự được phát bóng lên. Hậu vệ hoặc bất kỳ cầu thủ nào cũng có quyền này nhưng thông thường sẽ do thủ môn đảm nhận.

Ném biên

Ném biên cũng là một trong các luật chơi bóng đá mà bạn cần phải nắm rõ. Khi bóng lăn ra ngoài đường biên dọc do tác động của bất kỳ cầu thủ nào trong đội thì đội đối phương được quyền ném biên từ vị trí bón ra ngoài sân đó. Khi ném biên mà bóng bay thẳng vào khung thành thì không được công nhận. Ít nhất phải chạm chân 1 cầu thủ khác thì bàn thắng mới coi là hợp lệ.

Đá phạt trực tiếp

Phạt trực tiếp là một ví dụ của các luật trong bóng đá thường gặp. Khi cầu thủ đối phương phạm lối, đội nhà sẽ được hưởng phạt trực tiếp. Tình huống bóng được quyết định bởi trọng tài. Chỉ khi có hiệu lệnh của trọng tài, đội hưởng quả đá phạt mới được thực hiện. Đối với phạt trực tiếp giống như phạt góc, bóng được vào lưới từ cầu thủ đá phạt vẫn được tính. Một thông tin ngoài lề, Messi đang là cầu thủ thực hiện đá phạt thành công nhiều nhất hiện nay.

Đá phạt gián tiếp

Khi cầu thủ đối phương phạm lỗi nhưng là lỗi không quá nghiêm trọng thì đội nhà sẽ được đá phạt gián tiếp. Phạt gián tiếp khác với phạt trực tiếp là cầu thủ có thể tự triển khai bóng mà không cần chờ hiệu lệnh từ trọng tài. Tuy nhiên, cầu thủ đá phạt gián tiếp nếu ghi bàn trực tiếp vào khung thành đối phương thì bàn thắng sẽ không được tính.

Phạt đền

Phạt đền là luật dành cho những cầu thủ bị phạm lỗi trong vòng cấm địa của đối phương. Đội tấn công sẽ được hưởng quyền đá phạt từ chấm 11 mét. Sẽ chỉ có duy nhất 1 cầu thủ được thực hiện đá phạt đền. Khi cầu thủ đá phạt chưa chạm vào bóng, đồng đội và đối phương không được phép có mặt trong vòng cấm. Ngoài ra, lỗi phạt đền cũng có thể được thổi do cầu thủ bên phía đội nhà để bóng chạm tay trừ thủ môn.

Việt vị

Việt vị là một trong những lỗi thường thấy nhất trong bóng đá. Trong thời kỳ chưa có công nghệ Var, quyết định của mỗi trọng tài trong các tình huống việt vì đã gây rất nhiều tranh cãi. Lỗi việt vị được thổi khi cầu thủ tấn công của đội nhà tham gia vào tình huống bóng ở vị trí dưới cầu thủ phòng ngự sau cùng của đối phương. Tuy nhiên, lỗi việt vị sẽ không được tính nếu cầu thủ nhận được bóng từ pha phá bóng của đội bạn.

Xem thêm: 

Đội ngũ biên tập của blog bóng đá vô cùng cảm kích khi bạn đọc đến những dòng cuối cùng này. Hy vọng với những thông tin về các luật trong bóng đá trong bài viết trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn!